Quy Tắc Tham Gia Giao Thông Đường Bộ nằm trong 600 câu hỏi thi sát hạch lái xe sẽ có 69 câu hỏi, cập nhật đầy đủ đáp án & giải thích. Đánh dấu sẵn câu hỏi điểm liệt. Học viên ôn tập có thể dựa theo các giải thích và ghi nhớ đáp án dễ dàng hơn!

==================================

Câu hỏi 1:

Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử dụng còi như thế nào trong các trường hợp dưới đây?

  1. Từ 22 giờ tối đến 5 giờ sáng.
  2. Từ 5 giờ sáng đến 22 giờ tối.
  3. Từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư (trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi), người lái xe được sử dụng còi Từ 5 giờ sáng đến 22 giờ tối.

[/toggle]

Câu hỏi 2:

Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm?

  1. Bất cứ đèn nào miễn là mắt nhìn rõ phía trước.
  2. Chỉ bật đèn chiếu xa (đèn pha) khi không nhìn rõ đường.
  3. Đèn chiếu xa (đèn pha) khi đường vắng, đèn pha chiếu gần (đèn cốt) khi có xe đi ngược chiều.
  4. Đèn chiếu gần (đèn cốt).

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 4

Giải thích đáp án:

Người lái xe sử dụng Đèn chiếu gần (đèn cốt) khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm.[/toggle]

Câu hỏi 3:

Bạn đang lái xe phía trước có một xe cảnh sát giao thông không phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt hay không?

  1. Nghiêm cấm không được vượt.
  2. Đi xe ngang xe ưu tiên, ra dấu hiệu xin phép và chỉ vượt nếu xe lái xe ưu tiên đồng ý.
  3. Được phép vượt nhưng phải bấm còi nháy đèn ít nhất 5 lần.
  4. Được vượt khi đảm bảo an toàn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 4

Giải thích đáp án:

Bạn đang lái xe phía trước có một xe cảnh sát giao thông KHÔNG PHÁT TÍN HIỆU ƯU TIÊN bạn Được vượt khi đảm bảo an toàn. [/toggle]

Câu hỏi 4:

Bạn đang lái xe phía trước có một xe cứu thương đang phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt hay không?

  1. Không được vượt.
  2. Đi xe ngang xe cứu thương, ra dấu xin phép và chỉ vượt nếu xe lái xe ưu tiên đồng ý.
  3. Được phép vượt nhưng phải bấm còi nháy đèn ít nhất 3 lần.
  4. Được vượt khi thấy an toàn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Xe cứu thương ĐANG PHÁT PHÁT TÍN HIỆU ƯU TIÊN bạn Không được vượt.[/toggle]

Câu hỏi 5:

Bạn đang lái xe trong khu dân cư, có đông xe qua lại, nếu muốn quay đầu bạn cần làm gì để tránh ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông?

  1. Đi tiếp đến điểm giao cắt gần nhất hoặc nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
  2. Bấm đèn khẩn cấp và quay đầu xe từ từ bảo đảm an toàn.
  3. Bấm còi liên tục khi quay đầu để cảnh báo các xe khác.
  4. Nhờ một người ra hiệu giao thông trên đường chậm lại trước khi quay đầu.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Bạn đang lái xe trong khu dân cư, có đông xe qua lại, nếu muốn quay đầu bạn cần – Đi tiếp đến điểm giao cắt gần nhất hoặc nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.[/toggle]

Câu hỏi 6:

Người lái xe không được lùi xe ở những khu vực nào dưới đây?

  1. Ở khu vực cho phép đỗ xe.
  2. Ở khu vực cấm dừng và trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
  3. Nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.
  4. Cả ý 2 và ý 3.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 4

Giải thích đáp án:

“Người lái xe không được lùi xe” ở những khu vực:

– Ở khu vực cấm dừng và trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

– Nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.

[/toggle]

Câu hỏi 7:

Khi xe đã kéo 1 xe hoặc xe đã kéo 1 rơ moóc, bạn có được phép kéo thêm xe (kể cả xe thô sơ) hoặc rơ moóc thứ hai hay không?

  1. Chỉ được thực hiện trên quốc lộ có hai làn xe một chiều.
  2. Chỉ được thực hiện trên cao tốc.
  3. Không được thực hiện vào ban ngày.
  4. Không được phép.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 4

Giải thích đáp án:

Không được phép kéo 2 xe hoặc 2 rơ moóc…

[/toggle]

Câu hỏi 8:

Khi gặp hiệu lệnh như dưới đây của cảnh sát giao thông thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Khi gặp hiệu lệnh như dưới đây của cảnh sát giao thông thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.
  2. Người tham gia giao thông ở các hướng được đi theo chiều gậy chỉ của cảnh sát giao thông.
  3. Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển được đi tất cả các hướng; giao thông ở phía bên phải và phía bên trái người điều khiển phải dừng lại.
  4. Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển phải dừng lại; giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 4

Giải thích đáp án:

Theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hai tay DANG NGANG, người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại, người tham gia giao thông ở phía bên PHẢI và bên TRÁI được ĐI.[/toggle]

Câu hỏi 9:

Khi gặp hiệu lệnh như dưới đây của cảnh sát giao thông thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Khi gặp hiệu lệnh như dưới đây của cảnh sát giao thông thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Người tham gia giao thông ở hướng đối diện cảnh sát giao thông được đi, các hướng khác cần phải dừng lại.
  2. Người tham gia giao thông được rẽ phải theo chiều mũi tên màu xanh ở bục cảnh sát giao thông.
  3. Người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại trừ các xe đã ở trong khu vực giao nhau.
  4. Người ở hướng đối diện cảnh sát giao thông phải dừng lại, các hướng khác được đi trong đó có bạn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông tay dơ THẲNG ĐỨNG, người tham gia giao thông ở tất cả các hướng phải dừng lại, chỉ những xe đã Ở TRONG khu vực nơi ĐƯỜNG GIAO NHAU là được tiếp tục đi.[/toggle]

Câu hỏi 10:

Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu nào?

  1. Biển báo hiệu cố định.
  2. Báo hiệu tạm thời.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của Báo hiệu tạm thời.

[/toggle]

Câu hỏi 11:

Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào?

  1. Cho xe đi trên bất kỳ làn đường nào hoặc giữa 2 làn đường nếu không có xe phía trước; khi cần thiết phải chuyển làn đường, người lái xe phải quan sát xe phía trước để bảo đảm an toàn.
  2. Phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
  3. Phải cho xe đi trong một làn đường, khi cần thiết phải chuyển làn đường, người lái xe phải quan sát xe phía trước để bảo đảm an toàn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

[/toggle]

Câu hỏi 12:

Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ và xe cơ giới phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải.
  2. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng; xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
  3. Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng; xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

[/toggle]

Câu hỏi 13:

Khi điều khiển xe chạy trên đường biết có xe sau xin vượt nếu đủ điều kiện an toàn người lái xe phải làm gì?

  1. Tăng tốc độ và ra hiệu cho xe sau vượt, không được gây trở ngại cho xe sau vượt.
  2. Người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại cho xe sau vượt.
  3. Cho xe tránh về bên trái mình và ra hiệu cho xe sau vượt; nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết; cấm gây trở ngại cho xe xin vượt.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Khi điều khiển xe chạy trên đường biết có xe sau xin vượt nếu đủ điều kiện an toàn NGƯỜI LÁI XE PHẢI điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại cho xe sau vượt.

[/toggle]

Câu hỏi 14:

Trong khu dân cư, ở nơi nào cho phép người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quay đầu xe?

  1. Ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
  2. Ở nơi có đường rộng để cho các loại xe chạy một chiều.
  3. Ở bất kỳ nơi nào.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Trong khu dân cư, Ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

[/toggle]

Câu hỏi 15:

Khi muốn chuyển hướng, người lái xe phải thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?

  1. Quan sát gương, ra tín hiệu, quan sát an toàn và chuyển hướng.
  2. Quan sát gương, giảm tốc độ, ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát an toàn và chuyển hướng.
  3. Quan sát gương, tăng tốc độ, ra tín hiệu và chuyển hướng.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Khi muốn chuyển hướng, người lái xe phải Quan sát gương, giảm tốc độ, ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát an toàn và chuyển hướng.

[/toggle]

Câu hỏi 16:

Khi lùi xe người lái xe phải làm gì để bảo đảm an toàn?

  1. Quan sát phía trước và cho lùi xe ở tốc độ chậm.
  2. Lợi dụng nơi đường giao nhau đủ chiều rộng để lùi.
  3. Phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 3

Giải thích đáp án:

Khi lùi xe người lái xe phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

[/toggle]

Câu hỏi 17:

Khi tránh xe đi ngược chiều, các xe phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.
  2. Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
  3. Xe lên dốc phải nhường đường cho xe xuống dốc; xe nào không có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe có chướng ngại vật đi trước.
  4. Cả ý 1 và ý 2.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 4

Giải thích đáp án:

Khi tránh xe đi ngược chiều, các xe phải nhường đường:

– Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.

– Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

[/toggle]

Câu hỏi 18:

Bạn đang lái xe trên đường hẹp, xuống dốc và gặp một xe đang đi lên dốc, bạn cần làm gì?

  1. Tiếp tục đi vì xe lên dốc phải nhường đường cho mình.
  2. Nhường đường cho xe lên dốc.
  3. Chỉ nhường đường khi xe lên dốc nháy đèn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Bạn đang lái xe trên đường hẹp, XUỐNG DỐC và gặp một xe đang đi lên dốc, bạn phải Nhường đường cho xe Lên Dốc.

[/toggle]

Câu hỏi 19:

Tại nơi đường giao nhau, người lái xe đang đi trên đường không ưu tiên phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Nhường đường cho xe đi ở bên phải mình tới.
  2. Nhường đường cho xe đi ở bên trái mình tới.
  3. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 3

Giải thích đáp án:

Tại nơi đường giao nhau, người lái xe đang đi trên đường không ưu tiên phải Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

[/toggle]

Câu hỏi 20:

Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
  2. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.
  3. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

[/toggle]

Câu hỏi 21:

Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại ngay và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?

  1. 5 mét.
  2. 3 mét.
  3. 4 mét.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu (KHÔNG RÀO CHẮN), khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại ngay và giữ khoảng cách tối thiểu 5 MÉT.

[/toggle]

Câu hỏi 22:

Trên đường cao tốc, người lái xe phải dừng xe, đỗ xe như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?

  1. Không được dừng xe, đỗ xe hoặc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng, nếu dừng, đỗ xe ở nơi đường hẹp phải sử dụng còi báo hiệu để người lái xe khác biết.
  2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định, trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
  3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng; trường hợp dừng xe, đỗ xe tại nơi đường hẹp phải đặt các chướng ngại vật trên đường để yêu cầu người lái xe khác giảm tốc độ để bảo đảm an toàn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Trên đường cao tốc Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định, trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

[/toggle]

Câu hỏi 23:

Những trường hợp nào ghi ở dưới đây không được đi vào đường cao tốc trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc quản lý, bảo trì đường cao tốc?

  1. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.
  2. Xe ô tô chuyên dùng; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế lớn hơn 70km/h.
  3. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy và xe ô tô.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h không được đi vào đường cao tốc. (trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc quản lý, bảo trì đường cao tốc)

[/toggle]

Câu hỏi 24:

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoài việc phải tuân thủ các quy tắc giao thông còn phải thực hiện những quy định nào dưới đây?

  1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu; chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
  2. Xe cơ giới phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.
  3. Xe máy chuyên dùng phải bật đèn ngay cả khi đường hầm sáng; phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyển làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Trong hầm đường bộ ngoài việc phải tuân thủ các quy tắc giao thông. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu; chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

[/toggle]

Câu hỏi 25:

Xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn tham gia giao thông cần tuân thủ quy định nào ghi ở dưới đây?

  1. Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ, bảo đảm an toàn giao thông.
  2. Chủ phương tiện và lái xe chỉ cần thực hiện biện pháp để hạn chế việc gây hư hại đường bộ.
  3. Được tham gia giao thông trên đường rộng.
  4. Chỉ được tham gia giao thông vào ban đêm.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn tham gia giao thông Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ, bảo đảm an toàn giao thông.

[/toggle]

Câu hỏi 26:

Việc nối giữa xe kéo với xe được kéo trong trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì phải dùng cách nào?

  1. Dùng dây cáp có độ dài 10 mét.
  2. Dùng dây cáp có độ dài 5 mét.
  3. Dùng thanh nối cứng.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 3

Giải thích đáp án:

Việc nối giữa xe kéo với xe được kéo trong trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì phải Dùng thanh nối cứng.

[/toggle]

Câu hỏi 27:

Xe kéo rơ moóc khi tham gia giao thông phải tuân thủ điều kiện nào ghi ở dưới đây?

  1. Phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc.
  2. Phải có tổng trọng lượng tương đương tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho xe kéo rơ moóc.
  3. Phải được lắp phanh phụ theo quy định để đảm bảo an toàn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Xe kéo rơ moóc khi tham gia giao thông Phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc.

[/toggle]

Câu hỏi 28:

Xe ô tô kéo xe khác thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải đảm bảo an toàn; xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng.
  2. Được kéo theo một xe ô tô và xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải đảm bảo an toàn; xe được kéo phải có người ngồi trên xe để kịp thời phát hiện các trường hợp mất an toàn.
  3. Được kéo theo một xe ô tô và xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và hệ thống phanh bị hỏng, xe kéo nhau phải nối bằng dây cáp có độ dài phù hợp.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Xe ô tô được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải đảm bảo an toàn; xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng.

[/toggle]

Câu hỏi 29:

Người điểu khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở tối đa 2 người trong những trường hợp nào?

  1. Chở người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 14 tuổi.
  2. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
  3. Cả ý 1 và ý 2.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 3

Giải thích đáp án:

Người điểu khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở tối đa 2 người trong những trường hợp:

– Chở người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 14 tuổi.

– Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

[/toggle]

Câu hỏi 30:

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy không được thực hiện những hành vi nào dưới đây?

  1. Đi vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), đi xe dàn hàng ngang.
  2. Chở 02 người; trong đó, có người bệnh đi cấp cứu hoặc trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
  3. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường tỉnh lộ hoặc quốc lộ.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy KHÔNG ĐƯỢC đi vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), đi xe dàn hàng ngang.

[/toggle]

Câu hỏi 31:

Khi điều khiển xe chạy trên đường, người lái xe phải mang theo các loại giấy tờ gì?

  1. Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo của hạng xe đang điều khiển, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe.
  2. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó; lệnh vận chuyển, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới sau khi cải tạo; giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có).
  3. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có), các giấy tờ phải còn giá trị sử dụng.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 3

Giải thích đáp án:

Khi điều khiển xe chạy trên đường, người lái xe phải mang theo:

Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có), các giấy tờ phải còn giá trị sử dụng.

[/toggle]

Câu hỏi 32:

Người lái xe phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Khi có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; khi chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; khi qua nơi đường giao nhau, nơi đường bộ giao nhau với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc.
  2. Khi qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc, khi qua trường học, khu đông dân cư, khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông.
  3. Khi điều khiển xe vượt xe khác trên đường quốc lộ, đường cao tốc.
  4. Cả ý 1 và ý 2.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 4

Giải thích đáp án:

Khi điều khiển xe chạy trên đường, người lái xe phải mang theo:

Người lái xe phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong trường hợp:

– Khi có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; khi chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; khi qua nơi đường giao nhau, nơi đường bộ giao nhau với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh có, đèo dốc.

– Khi qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc, khi qua trường học, khu đông dân cư, khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông.

[/toggle]

Câu hỏi 33:

Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên; xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2)?

19 tuổi.
21 tuổi.
20 tuổi.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
  • Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
  • Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
  • Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
  • Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam
  • Hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2: Từ 18 tuổi trở lên.
  • Hạng C: Từ 21 tuổi trở lên
  • Hạng D, E, FC: Từ 24 tuổi trở lên
  • Hạng FD: Từ 27 tuổi trở lên

[/toggle]

Câu hỏi 34:

Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi?

  1. 16 tuổi.
  2. 18 tuổi.
  3. 17 tuổi.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

B2 = 18 tuổi.

[/toggle]

Câu hỏi 35:

Người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (hạng E), lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD) phải đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

  1. 23 tuổi.
  2. 24 tuổi.
  3. 27 tuổi.
  4. 30 tuổi.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 3

Giải thích đáp án:

B2 = 18 tuổi.

Ôn lại:

E = 24 tuổi, FD = 27 tuổi -> chọn 27 tuổi.

[/toggle]

Câu hỏi 36:

Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (hạng E) là bao nhiêu tuổi?

  1. 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ.
  2. 55 tuổi đối với nam và nữ.
  3. 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
  4. 45 tuổi với nam và 40 tuổi với nữ.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

[/toggle]

Câu hỏi 37:

Người lái xe chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (hạng D), lái xe hạng C kéo rơ moóc (FC) phải đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

  1. 23 tuổi.
  2. 24 tuổi.
  3. 22 tuổi.
  4. 18 tuổi.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Hạng D, E, FC: Từ 24 tuổi trở lên

[/toggle]

Câu hỏi 38:

Người đủ 16 tuổi được điều khiển các loại xe nào dưới đây?

  1. Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên.
  2. Xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
  3. Xe ô tô tải dưới 3,5 tấn; xe chở người đến 9 chỗ ngồi.
  4. Tất cả các ý nêu trên.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

[/toggle]

Câu hỏi 39:

Khi điều khiển xe cơ giới, người lái xe phải bật đèn tín hiệu báo rẽ trong trường hợp nào sau đây?

  1. Khi cho xe chạy thẳng.
  2. Trước khi thay đổi làn đường.
  3. Sau khi thay đổi làn đường.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Khi điều khiển xe cơ giới, người lái xe phải bật đèn tín hiệu báo rẽ trước khi thay đổi làn đường.

[/toggle]

Câu hỏi 40:

Khi sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, ngoài việc bị thu hồi giấy phép lái xe, chịu trách nhiệm trước pháp luật, người lái xe không được cấp giấy phép lái xe trong thời gian bao nhiêu năm?

  1. 02 năm.
  2. 03 năm.
  3. 05 năm.
  4. 04 năm.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Khi sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, người lái xe không được cấp giấy phép lái xe trong thời gian 5 năm.

[/toggle]

Câu hỏi 41:

Người lái xe mô tô xử lý như thế nào khi cho xe mô tô phía sau vượt?

  1. Nếu đủ điều kiện an toàn, người lái xe phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
  2. Lái xe vào lề đường bên trái và giảm tốc độ để xe phía sau vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
  3. Nếu đủ điều kiện an toàn, người lái xe phải tăng tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Khi cho xe mô tô phía sau vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người lái xe phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

[/toggle]

Câu hỏi 42:

Khi xe ô tô bị hỏng tại vị trí giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, người lái xe xử lý như thế nào?

  1. Nhanh chóng đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa ô tô hỏng ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
  2. Nhanh chóng đặt biển cảnh báo nguy hiểm tại vị trí xe ô tô bị hỏng để đoàn tàu dừng lại.
  3. Liên hệ ngay với đơn vị cứu hộ để đưa ô tô hỏng ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Khi xe ô tô bị hỏng tại vị trí giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, người lái xe nhanh chóng đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa ô tô hỏng ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

[/toggle]

Câu hỏi 43:

Trong các trường hợp dưới đây, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe mô tô cần thực hiện như thế nào?

  1. Phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, có cài quai đúng quy cách, mặc quần áo gọn gàng; không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).
  2. Phải đội mũ bảo hiểm khi trời mưa gió hoặc trời quá nắng; có thể sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh nhưng phải đảm bảo an toàn.
  3. Phải đội mũ bảo hiểm khi cảm thấy mất an toàn giao thông hoặc khi chuẩn bị di chuyển quãng đường xa.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, có cài quai đúng quy cách, mặc quần áo gọn gàng; không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).

[/toggle]

Câu hỏi 44:

Người có GPLX mô tô hạng A1 không được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?

  1. Xe mô tô có dung tích xy lanh 125 cm3.
  2. Xe mô tô có dung tích xy lanh trên 175 cm3.
  3. Xe mô tô có dung tích xy lanh 100 cm3.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

KHÔNG được phép 175 cm3 TRỞ lên = A1

Ôn bài:

  1. Hạng A1 mô tô hai bánh từ 50cc đến dưới 175cc
  2. Hạng A2 từ 175cc trở lên và bao gồm hạng A1.
  3. Hạng A3 mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và hạng A1.
  4. Hạng A4 máy kéo đến 1 tấn.

[/toggle]

Câu hỏi 45:

Trên đoạn đường hai chiều không có giải phân cách giữa, người lái xe không được vượt xe khác trong các trường hợp nào dưới đây?

  1. Xe bị vượt bất ngờ tăng tốc độ và cố tình không nhường đường.
  2. Xe bị vượt giảm tốc độ và nhường đường.
  3. Phát hiện có xe đi ngược chiều.
  4. Cả ý 1 và ý 3.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 4

Giải thích đáp án:

Trên đoạn đường hai chiều không có giải phân cách giữa, người lái xe không được vượt xe khác trong các trường hợp:

  • Xe bị vượt bất ngờ tăng tốc độ và cố tình không nhường đường.
  • Phát hiện có xe đi ngược chiều.

[/toggle]

Câu hỏi 46:

Trong trường hợp đặc biệt, để được lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng với thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới bạn phải đảm bảo yêu cầu nào dưới đây?

  1. Phải đảm bảo phụ tùng do đúng nhà sản xuất đó cung cấp.
  2. Phải được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
  3. Phải là xe đăng ký và hoạt động tại các khu vực có địa hình phức tạp.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Trong trường hợp đặc biệt, để được lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng với thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới bạn phải được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

[/toggle]

Câu hỏi 47:

Người có GPLX mô tô hạng A1 được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?

  1. Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
  2. Xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
  3. Cả ý 1 và ý 2.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 3

Giải thích đáp án:

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 và Xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

[/toggle]

Câu hỏi 48:

Người có GPLX mô tô hạng A2 được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?

  1. Xe mô tô ba bánh.
  2. Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
  3. Các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Hạng A2 từ 175cc trở lên, bao gồm hạng A1. 

[/toggle]

Câu hỏi 49:

Người có GPLX mô tô hạng A3 được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?

Xe mô tô ba bánh.
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên.
Các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Hạng A3 được điều khiển xe mô tô ba bánh.

[/toggle]

Câu hỏi 50:

 Người có giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được điều khiển loại xe nào?

  1. Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật. Không được hành nghề lái xe.
  2. Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật. Được hành nghề lái xe kinh doanh vận tải.
  3. Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Hạng B1 giống nhưng hạng B2, được phép điều khiển xe ô tô chở người từ 4 -> 9 chỗ, ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật. Nhưng KHÔNG ĐƯỢC hành nghề lái xe.

[/toggle]

Câu hỏi 51:

Người có giấy phép lái xe hạng B1 được điều khiển loại xe nào?

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Được hành nghề lái xe.
  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Không hành nghề lái xe.
  • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế trên 500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Hạng B1 giống nhưng hạng B2, được phép điều khiển xe ô tô chở người từ 4 -> 9 chỗ, ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; ô tô dùng cho người khuyết tật. Nhưng KHÔNG ĐƯỢC hành nghề lái xe.

[/toggle]

Câu hỏi 52:

Người có giấy phép lái xe hạng B2 được điều khiển loại xe nào dưới đây?

  1. Xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
  2. Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn.
  3. Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Hạng B2: Từ 18 tuổi trở lên.

Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn.

[/toggle]

Câu hỏi 53:

Người có giấy phép lái xe hạng C được điều khiển loại xe nào dưới đây?

  1. Xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
  2. Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
  3. Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 3

Giải thích đáp án:

Hạng C: Từ 21 tuổi trở lên.

Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.

[/toggle]

Câu hỏi 54:

Người có giấy phép lái xe hạng D được điều khiển loại xe nào dưới đây?

  1. Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
  2. Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
  3. Xe kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và FB2.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Hạng D: Từ 24 tuổi trở lên.

Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.

[/toggle]

Câu hỏi 55:

Người có giấy phép lái xe hạng E được điều khiển loại xe nào dưới đây?

  1. Xe kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và FB2.
  2. Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.
  3. Xe kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, FB2, FD.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Hạng E: Từ 24 tuổi trở lên, ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.

[/toggle]

  1. Các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc, ô tô chở khách nối toa và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và FB2.
  2. Các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và FB2.
  3. Mô tô hai bánh, các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và FB2.
  4. Tất cả các loại xe nêu trên.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Hạng FC: Từ 24 tuổi trở lên. Các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và FB2.

[/toggle]

Câu hỏi 57:

Người có giấy phép lái xe hạng FE được điều khiển các loại xe nào dưới đây?

  1. Các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, FB2, FD.
  2. Các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, FB2, FD.
  3. Tất cả các loại xe nêu trên.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Hạng FE: 

  • Các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, FB2, FD.
  • Đủ 27 tuổi trở lên được thi bằng lái xe hạng FE. 
  • Độ tuổi tối đa: Nữ 50 tuổi, nam 55 tuổi.

[/toggle]

Câu hỏi 58:

Biển báo hiệu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen là loại biển gì dưới đây?

Biển báo hiệu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen là loại biển gì dưới đây?

  1. Biển báo nguy hiểm.
  2. Biển báo cấm.
  3. Biển báo hiệu lệnh.
  4. Biển báo chỉ dẫn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

  • Biển báo nguy hiểm: Tam giác, nền vàng.
  • Biển báo cấm: Tròn, nền trắng, viền đỏ hoặc viền xanh (đúng).
  • Biển báo hiệu lệnh: Tròn, nền xanh, không viền, ký hiệu trắng.
  • Biển báo chỉ dẫn: Vuông, chữ nhật nền xanh.

[/toggle]

Câu hỏi 59:

Biển báo hiệu hình tròn có nền xanh lam có hình vẽ màu trắng là loại biển gì dưới đây?

Biển báo hiệu hình tròn có nền xanh lam có hình vẽ màu trắng là loại biển gì dưới đây?

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 3

Giải thích đáp án:

  • Biển báo nguy hiểm: Tam giác, nền vàng. 
  • Biển báo cấm: Tròn, nền trắng, viền đỏ hoặc viền xanh.
  • Biển báo hiệu lệnh: Tròn, nền xanh, không viền, ký hiệu trắng (đúng).
  • Biển báo chỉ dẫn: Vuông, chữ nhật nền xanh.

[/toggle]

Câu hỏi 60:

Biển báo hiệu hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên nền xanh lam là loại biển gì dưới đây?

Biển báo hiệu hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên nền xanh lam là loại biển gì dưới đây?

  1. Biển báo nguy hiểm.
  2. Biển báo cấm.
  3. Biển báo hiệu lệnh phải thi hành.
  4. Biển báo chỉ dẫn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 4

Giải thích đáp án:

  • Biển báo nguy hiểm: Tam giác, nền vàng 
  • Biển báo cấm: Tròn, nền trắng, viền đỏ hoặc viền xanh.
  • Biển báo hiệu lệnh: Tròn, nền xanh, không viền, ký hiệu trắng.
  • Biển báo chỉ dẫn: Vuông, chữ nhật nền xanh (đúng).

[/toggle]

Câu hỏi 61:

Khi tập lái xe ô tô, người tập lái xe phải thực hiện các điều kiện gì dưới đây?

  1. Phải thực hành lái xe trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
  2. Phải mang theo phù hiệu “học viên tập lái xe”.
  3. Phải mang theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực, giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có).
  4. Cả ý 1 và ý 2.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 4

Giải thích đáp án:

Khi tập lái xe ô tô, người tập lái xe:

  • Phải thực hành lái xe trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
  • Phải mang theo phù hiệu “học viên tập lái xe”.

[/toggle]

Câu hỏi 62:

Khi dạy thực hành lái xe, giáo viên phải mang theo các giấy tờ gì dưới đây?

  1. Phải mang theo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe”, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực, giấy phép xe tập lái do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
  2. Phải mang theo phù hiệu “học viên tập lái xe” và kế hoạch học tập của khóa học.
  3. Phải mang theo giấy chứng nhận Giáo viên dạy thực hành lái xe, biên lai thu phí bảo trì đường bộ.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

  • Khi dạy thực hành lái xe, giáo viên:
  • Phải mang theo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe”, 
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực, 
  • Giấy phép xe tập lái do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

[/toggle]

Câu hỏi 63:

Xe ô tô tập lái phải đảm bảo các điều kiện gì dưới đây?

  1. Gắn 02 biển “TẬP LÁI” trước và sau xe, có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh, được bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe.
  2. Xe tập lái loại tải thùng có mui che mưa, che nắng, ghế ngồi cho học viên, có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực.
  3. Cả ý 1 và ý 2.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 3

Giải thích đáp án:

Xe ô tô tập lái phải đảm bảo các điều kiện:

  • Gắn 02 biển “TẬP LÁI” trước và sau xe, có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh, được bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe.
  • Xe tập lái loại tải thùng có mui che mưa, che nắng, ghế ngồi cho học viên, có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực.

[/toggle]

Câu hỏi 64:

Việc sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện ở đâu và như thế nào?

  1. Tại các cơ sở đào tạo lái xe có đủ điều kiện và phải bảo đảm công khai minh bạch.
  2. Tại sân tập lái của cơ sở đào tạo lái xe và phải đảm bảo công khai, minh bạch.
  3. Tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động và phải bảo đảm công khai minh bạch.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 3

Giải thích đáp án:

Sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động và phải bảo đảm công khai minh bạch.

[/toggle]

Câu hỏi 65:

Bạn đang lái xe trong khu vực đô thị từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau và cần vượt một xe khác, bạn cần báo hiệu như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?

  1. Phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi.
  2. Chỉ được báo hiệu bằng còi.
  3. Phải báo hiệu bằng cả còi và đèn.
  4. Chỉ được báo hiệu bằng đèn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 4

Giải thích đáp án:

Bạn đang lái xe trong khu vực đô thị từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau và cần vượt một xe khác, chỉ được báo hiệu bằng đèn.

[/toggle]

Câu hỏi 66:

Khi bạn nhìn thấy đèn phía sau xe ô tô có màu sáng trắng, ô tô đó đang trong trạng thái như thế nào?

  1. Đang phanh.
  2. Đang bật đèn sương mù.
  3. Đang chuẩn bị lùi hoặc đang lùi.
  4. Đang bị hỏng động cơ.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 3

Giải thích đáp án:

Khi bạn nhìn thấy đèn phía sau xe ô tô có màu sáng trắng, ô tô đó đang trong trạng thái chuẩn bị lùi hoặc đang lùi.

[/toggle]

Câu hỏi 67:

Tại ngã ba hoặc ngã tư không có đảo an toàn, người lái xe phải nhường đường như thế nào là đúng trong các trường hợp dưới đây?

  1. Nhường đường cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường; nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới; nhường đường cho xe ưu tiên, xe đi từ bên phải đến.
  2. Nhường đường cho người đi bộ đang đứng chờ đi qua phần đường dành cho người đi bộ sang đường; nhường đường cho xe đi trên đường ngược chiều, đường nhánh từ bất kỳ hướng nào tới; nhường đường cho xe đi từ bên trái đến.
  3. Không phải nhường đường.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

Tại ngã ba hoặc ngã tư không có đảo an toàn, người lái xe phải:

  1. Nhường đường cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường; 
  2. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới; 
  3. Nhường đường cho xe ưu tiên, xe đi từ bên phải đến.

[/toggle]

Câu hỏi 68:

Đường bộ trong khu vực đông dân cư gồm những đoạn đường nào dưới đây?

  1. Là đoạn đường nằm trong khu công nghiệp có đông người và phương tiện tham gia giao thông và được xác định cụ thể bằng biển chỉ dẫn địa giới.
  2. Là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường khu đông dân cư.
  3. Là đoạn đường nằm ngoài khu vực nội thành phố, nội thị xã có đông người và phương tiện tham gia giao thông và được xác định cụ thể bằng biển chỉ dẫn địa giới.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 2

Giải thích đáp án:

Đường bộ trong khu vực đông dân là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường khu đông dân cư.

[/toggle]

Câu hỏi 69:

Biển báo hiệu có dạng tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen là loại biển gì dưới đây?

Biển báo hiệu có dạng tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen là loại biển gì dưới đây?

  1. Biển báo nguy hiểm.
  2. Biển báo cấm.
  3. Biển báo hiệu lệnh.
  4. Biển báo chỉ dẫn.

[toggle title=”Đáp Án & Giải Thích” state=”close”]

Đáp án 1

Giải thích đáp án:

  • Biển báo nguy hiểm: Tam giác, nền vàng (đúng).
  • Biển báo cấm: Tròn, nền trắng, viền đỏ hoặc viền xanh.
  • Biển báo hiệu lệnh: Tròn, nền xanh, không viền, ký hiệu trắng.
  • Biển báo chỉ dẫn: Vuông, chữ nhật nền xanh.

[/toggle]

Leave a Reply

Your email address will not be published.